Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
I. Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC có thể chia theo 2 dạng sau theo pháp luật về kế toán2:
– BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát : Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên tham gia liên doanh là tài sản được các bên tham gia liên doanh mua, xây dựng, được sử dụng cho mục đích của liên doanh và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của Hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia liên doanh được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát mà mình được hưởng là tài sản trên Báo cáo tài chính của mình.
– BCC dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát: hoạt động liên doanh không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Các bên liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hoạt động của hợp đồng liên doanh được các bên góp vốn thực hiện cùng với các hoạt động kinh doanh thông thường khác của từng bên.
Hoặc có thể chia hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC thành 2 loại theo phân chia lợi nhuận như sau:
– BCC theo hình thức chia doanh thu, sản phẩm trước thuế
– BCC theo hình thức chia lợi nhuận sau thuế
II. Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp1 Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư, Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
2. Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC;
4. Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
6. Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Các nội dung trên là nội dung chủ yếu, với các trường hợp đặc thù thì các bên có thể thỏa thuận thêm các điều khoản khác. Việc quy định ít hơn các nội dung chủ yếu trên không làm ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng vì đây không rơi vào nội dung làm hợp đồng vô hiệu theo quy định từ Điều 123 đến 130 Bộ luật dân sự.
III. Cơ cấu vận hành các bên ký hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC
– Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC.
– Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
– Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng.
– Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.
– Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.
– Thủ tục lập theo Luật đầu tư, có quan cấp phép là Sở kế hoạch và đầu tư
IV. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
• Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
• Với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
Với nhà đầu tư nước ngoài: bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý;
• Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô và vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án;
• Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc tổ chức tài chính, bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
• Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không yêu cầu Nhà Nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
• Giải trình về công nghệ bao gồm các nội dung tên công nghệ, xuất xứ, sơ đồ quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ đối với các dự án:
Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
Có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
• Hợp đồng hợp tác kinh doanh.